TÌM HIỂU VỀ BÈ CỨU SINH

Admin 17/08/2022

bè cứu sinh

Bè cứu sinh là một thiết bị cứu sinh trên mọi tàu thương mại hoặc tàu chở khách đi biển. Bè cứu sinh dễ hạ thủy hơn nhiều so với xuồng cứu sinh. Trong trường hợp khẩn cấp, việc sơ tán khỏi tàu có thể được thực hiện mà không cần hạ thủy thủ công vì bè cứu sinh được thiết kế với hệ thống bơm hơi tự động.

Bè cứu sinh thường được lắp gần khu vực tập trung (muster station), về mạn trái và mạn phải gần xuồng cứu sinh, và về phía mũi và lái của tàu. Vị trí lắp đặt thường phụ thuộc vào kích cỡ của tàu. Bè cứu sinh được chứa trong một hộp chứa làm bằng sợi thủy tinh, kết hợp với khí nén áp suất cao để thổi phồng bè. Một bộ nhả thủy tĩnh (Hydrostatic Release Unit) nối hộp chứa bè với tàu, có tác dụng giải phóng bè khi tàu chìm vào nước.

Các loại bè cứu sinh

Bè cứu sinh cũng là một phương tiện cấp cứu tập thể, gồm có hai loại: bè cứu sinh bơm hơi và bè cứu sinh loại cứng. Trên bè phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo qui định để giúp cho người ở trên bè có thể hoạt động bình thường.

Bè cứu sinh bơm hơi

Bạn có thể cất giữ bè cứu sinh bơm hơi một cách gọn gàng khi không sử dụng nhưng chúng sẽ hoạt động trở lại khi có trường hợp khẩn cấp. Chúng là thứ bắt buộc phải có đối với các tàu đi biển tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn SOLAS và thường có chứng nhận.

Bè cứu sinh cứng

Những chiếc bè cứng không dựa vào không khí để nổi mà vẫn duy trì được hình dạng vững chắc trong suốt. Chúng có thể chịu được các điều kiện hàng hải khắc nghiệt và mang lại nhiều không gian và sự ổn định hơn.

Bạn sẽ thường thấy chúng trong các ứng dụng thương mại và công nghiệp nơi mà mức độ tin cậy cao là rất quan trọng. Ví dụ, tàu chở hàng, tàu công nghiệp và dàn khoan dầu ngoài khơi phụ thuộc rất nhiều vào bè cứu sinh cứng.

Một số thông số về bè cứu sinh:

  • Sức chứa: Phao bè cứu sinh có đa dạng sức chứa từ 4, 6, 8, 10, 12, 15, 20, 25, 30…150 người.
  • Các hãng sản xuất: Yuolong, Haining, Viking, Ningbo, Lalizas…
  • Xuất xứ: Hiện nay trên thế giới có một số nước chuyên về sản xuất phao bè tự thổi như: Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thái Lan, Trung Quốc…
  • Các tiêu chuẩn, chứng chỉ: Đăng kiểm CCS, tiêu chuẩn SOLAS A, SOLAS B, CO, CQ,…
  • Ký hiệu: KHA, KHK, KHY, KHD, KHZ,KHR,…

Một số đặc điểm cơ bản của bè cứu sinh

  • Bè thường là loại đóng từng phần hoặc đóng toàn toàn bằng một mái che để bảo vệ thuyền viên khỏi thời tiết xấu và ánh nắng trực tiếp.
  • Mái che có màu cam để dễ nhìn thấy, trên mái che có may các sọc phản quang.
  • Ống cao su của bè là loại hai lớp, khi một lớp thủng thì lớp kia giúp bè nổi.
  • Sàn bè làm bằng vật liệu chống nước để nếu nước tràn vào thì có thể dễ dàng cho ra ngoài.
  • Bè có các túi chứa nước ballast để ổn định tàu trong thời tiết xấu.
  • Neo cũng là một dụng cụ để tăng tính ổn định của bè.
  • Một ghềnh dốc hoặc thang được lắp đặt để thuyền viên dễ dàng vào bè.
  • Một đèn chiếu sáng để dễ dàng định vị vị trí bè, thường được lắp trên nóc mái che.
  • Các dây bên trong và bên ngoài dùng để giữ bè
  • Bè còn bao gồm chỗ thông gió, chỗ quan sát bên ngoài và hệ thống hứng nước mưa.

Bên trong bè cứu sinh: phao bè chứa neo nổi, dây giữ bè, lương khô cứu sinh, nước uống cứu sinh, đèn pin, pháo hiệu, pháo khói, pháo dù, tín hiệu đuốc cứu sinh, kính phản chiếu, pano màu, dao nổi, bơi chèo, thuốc cấp cứu, thuốc chống cá mập, bơm chân và dụng cụ sửa chữa phao, dụng cụ câu cá, dụng cụ hứng nước mưa và sương, gầu tát nước, quần áo chống mất nhiệt, tín hiệu cấp cứu…
Bên ngoài bè cứu sinh: Mui bè, ống hơi, buồng hơi, chai hơi, dây bám, thang dây, băng phản quang, máng hứng nước mưa, túi ổn định và dây buộc.

Yêu cầu của SOLAS đối với bè cứu sinh

– Mọi tàu hàng, hàng năm phải bảo dưỡng bè cứu sinh bởi người có chuyên môn trên bờ, thuyền bộ không được tự ý mở ra trên tàu.
– Bè cứu sinh phải chịu được trên 30 ngày trôi dạt trên biển.
Bộ nhả thủy tĩnh phải được lắp đặt để tự động thổi bè khi tàu chìm.
– Hộp chứa bè phải tự nổi được.
– Bè phải chịu được cú nhảy của thuyền viên ở độ cao 15 feet (khoảng 4.572 m).
– Bè phải được trang bị dây néo/dây thừng dài trên 50 feet (15.24 m).
– Mái che phải có chỗ thò đầu quan sát và hệ thống hứng nước mưa.
– Lối vào bè phải là loại nhanh chóng đóng/mở dễ dàng.
– Tối thiểu hai khoang riêng biệt có thể nổi, mỗi khoang có thể chứa ít nhất 220 lít nước ballast.
– Sàn bè là loại chống nước và có tối thiểu một thang lên bè.
– Bộ dụng cụ sinh tồn và đèn phải có trên bè.
– Bè phải dễ dàng lật lại khi nó bị úp và phải có các dây cứu sinh trong và ngoài bè.