Nhìn lại chặng đường phát triển của Bến Thủy – Vinashin, nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ lúc đó mang tên Sông Lam được thành lập năm 2012, đang từ sản xuất phao phà phục vụ chiến tranh, bất ngờ nhận lệnh phải chuyển hướng sang làm nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa tàu biển. Với lực lượng lao động gần 700 người, trong đó chỉ có khoảng 1/3 là thợ lành nghề. Nhà xưởng vừa dựng lên sơ sài, thiết bị máy móc lạc hậu, cũ kỹ, không đồng bộ, chủ yếu là phương tiện sản xuất bằng thủ công. Chính vì vậy sản phẩm của nhà máy làm ra hầu hết ở trong tình trạng “đắp chiếu quàn lại trong kho, bãi” vì không đủ sức đua chen trên thị trường.
Trong khi đó “nợ mẹ đẻ nợ con”, tài khoản bị phong toả, nhà máy đứng trước nguy cơ bị “khai tử”. Rồi Nghị quyết của Đảng về đổi mới và Nghị định 388 ra đời. Chủ trương đổi mới, tinh chọn lực lượng, giảm nhẹ biên chế được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng, được thông qua đại hội công nhân viên. Nhiệm vụ trước mắt lúc này là phải đầu tư chiều sâu cả ba lĩnh vực có tính chiến lược. Cập nhật công nghệ mới tiên tiến, đào tạo nhân lực và chiến lược vốn. Nhờ xác định được hướng đổi mới thích hợp nên vừa đào tạo thợ lành nghề trong và ngoài nước nhà máy vừa mạnh dạn huy động hàng tỷ đồng từ các nguồn vốn và đóng góp của cán bộ công nhân viên để nhập dây chuyền công nghệ mới, hiện đại như máy hàn, khoan, cắt tờ plasma, các loại cần cẩu trọng tải lớn… đồng thời cải tiến các loại máy cũ. Chỉ tính riêng việc cải tiến máy uốn thép tấm làm vỏ tàu, đã làm lãi cho Nhà nước hàng trăm triệu đồng so với máy nhập ngoại. Sự đầu tư đầy đủ, đồng bộ, khép kín và khoa học này đã tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đủ sức cạnh tranh. Từ đây mỗi sản phẩm tung ra thị trường, mỗi con tàu được hạ thuỷ là một lần hình ảnh nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ lại được tô đậm thêm trong lòng bạn hàng trong và ngoài nước.
- Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bến Thủy
- Tên quốc tế: BEN THUY SHIPYARD COMPANY
- Tên viết tắt: BTC.
- Địa chỉ: Thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh