CÁC LOẠI TÀU TRONG HÀNG HẢI
Ngày nay, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đang là phương thức phổ biến nhất bởi chi phí rẻ và khả năng chuyên chở hàng hóa lớn của nó. Vận tải biển chiếm khoảng 90% khối lượng thương mại và đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thương xuất nhập khẩu toàn cầu. Tùy theo từng chức năng chuyên chở và nhu cầu khác nhau mà sử dụng loại tàu đặc thù phù hợp để vận chuyển hàng. Hãy cùng GOTCO tìm hiểu các loại tàu trong hàng hải để bổ sung thêm kiến thức nhé!
TÀU CHỞ HÀNG RỜI (BULK CARRIER)
Hàng rời có thể được hiểu là hàng chở xô, thông thường sẽ không được đóng thùng, đóng bao hay đóng gói. Đối với hàng hóa loại này sẽ được trực tiếp chứa thông qua các khoang hàng của xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thủy.
Tàu chở hàng rời là tàu vận chuyển hàng hóa trên thế giới các mặt hàng dạng thô và khô như nông sản, than đá, quặng, lưu huỳnh, …
Loại tàu này có một boong và có cấu trúc vững chắc. Tàu chuyên dụng chở hàng rời thường có miệng hầm rộng rãi, thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng.
Điểm đặc biệt là hầm hàng của loại tàu này luôn được gia công chắc chắn để chịu được sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm hàng.
Tàu được trang bị hệ thống co2 gồm nhiều chai. Thông thường các mặt hàng khô dễ xảy ra các vụ cháy nổ trên tàu tàu, việc trang bị hệ thống co2 hỗ trợ dập tắt đám cháy kịp thời, giảm thiệt hại về người và tài sản.
Các cảng hàng rời tại Việt Nam:
+ Bến cảng Mỹ Thới
+ Bến cảng tổng hợp Bình Dương
+ Bến cảng tổng hợp Vĩnh Tân
+ Bến Cảng Ba Ngòi- Cảng Biển Khánh Hòa
+ Bến Cảng Nhà Máy Xi Măng Cam Ranh – Cảng Biển Khánh Hòa
+ Bến Cảng Quốc Tế Cam Ranh
+ Cảng Cái Lân
+ Cảng Vân Phong
TÀU DẦU (OIL TANKER)
Tàu chở dầu là tàu được thiết kế để vận chuyển dầu hoặc các sản phẩm của nó. Có 2 loại tàu chở dầu: tàu chở dầu thô và tàu chở dầu sản phẩm. àu chở dầu thô (crude oil tanker) được thiết kế với kích thước lớn để chuyển một lượng dầu thô lớn chưa tinh chế từ điểm khai thác đến nhà máy lọc dầu
Tàu chở dầu sản phẩm (oil product tanker) thường nhỏ hơn nhiều, được thiết kế để di chuyển các sản phẩm tinh chế từ nhà máy lọc dầu đến các điểm gần thị trường tiêu thụ.
Đối với các loại tàu dầu thường được trang bị thiết bị cứu sinh và hệ thống chống cháy nổ như bình cứu hỏa, EEBD, SCBA nhiều hơn so với các loại tàu khác vì tàu chở dầu có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao
Đặc biệt, đối với tàu chở dầu sẽ trang bị hệ thống cứu hỏa foam để chữa cháy khu vực hầm hàng nhanh chóng, kết hợp hệ thống phun sương.
TÀU CHỞ DẦU KHÍ HÓA LỎNG (Liquefied Petroleum Gas – LPG Tanker)
Dầu khí hoá lỏng là một hỗn hợp gồm khí propane và butane mà trong vài năm gần đây đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Các tàu chở LPG không cần có cấu trúc phức tạp như tàu LNG (Liquefied natural gas) vì dầu khí có thể hoá lỏng ở nhiệt độ 0oC.
Tàu được thiết kế có những bồn chứa trên hầm hàng vì loại tàu này có áp suất lớn. Tàu chở dầu khí hóa lỏng yêu cầu tiêu chuẩn an toàn rất cao nên các trang thiết bị cứu sinh, hệ thống cứu hỏa phải đạt chuẩn yêu cầu dành riêng cho loại tàu này. Hệ thống chữa cháy cho loại tàu này là hệ thống chữa cháy dạng bột để chữa cháy cho hầm hàng
TÀU CONTAINER
Tàu container là tàu tàu chở hàng có tất cả các hàng hóa của nó được đặt trong các container. Là xu hướng vận tải hàng hóa trên toàn cầu
Giống như tàu chở hàng rời thì hệ thống chữa cháy cho tàu container chủ yếu là hệ thống CO2 được sử dụng để chữa cháy hầm hàng và buồng máy. Tàu Container chỉ khác là có thêm hệ thống báo khói để phát hiện đám cháy ở những thùng hàng về hệ thống trung tâm kịp thời.
TÀU KHÁCH
Tàu khách, như tên cho thấy, chủ yếu được sử dụng để trung chuyển hành khách
Phà – tàu dùng để trung chuyển hành khách (và phương tiện) trên các tuyến đường ngắn được gọi là phà.
Tàu du lịch – được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động giải trí, tàu du lịch giống như những khách sạn nổi sang trọng với trang thiết bị hiện đại.
TÀU CUNG CẤP DỊCH VỤ NGOÀI BIỂN
Các tàu xa bờ chủ yếu thực hiện các dịch vụ như thăm dò và xây dựng dầu khí trên biển,
Có 2 loại tàu: Tàu cung ứng dịch vụ giàn khoan và biển (Offshore Supply Ship) , tàu lai dắt (tug boat)
CÁC LOẠI TÀU KHÁC
- Tàu cứu nạn (search & rescue vessel): thiết bị ít tuy nhiên tốc độ nhanh
- Tàu hàng rời (self-discharging bulk carrier)
- Tàu cá (fishing ship)
- Tàu Asphalt/ Bitumen tanker
- Tàu Roro ship
- Tàu Livestock carrier
- Tàu quân đội (BattleShip)
- Sà lan (ponton)