TÌM HIỂU VỀ XUỒNG CỨU SINH
Trong mỗi cuộc hành trình trên biển luôn có sự hiện diện của những thách thức mà ta không thể lường trước được. Vậy làm thế nào để có thể đối mặt với biển cả và bảo vệ mọi người trong tình huống khẩn cấp? Xuồng cứu sinh – giải pháp đáng tin cậy cho mọi tàu thuyền.
Xuồng cứu sinh là gì?
Xuồng cứu sinh là một trong những thiết bị cứu sinh quan trọng nhất trên tàu, là phương tiện được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để sơ tán hành khách khi gặp nạn. Xuồng được cố định trên tàu bằng cần trục để có thể hạ xuồng qua mạn tàu với thời gian ngắn.
Xuồng cứu sinh là loại có vỏ cứng hoàn toàn không thể bơm hơi được làm từ các vật liệu đã được phê duyệt có khả năng chống cháy
Có bao nhiêu loại xuồng cứu sinh?
Theo Quy định của SOLAS, mỗi tàu phải có đủ xuồng cứu sinh để chứa 37,5% thủy thủ đoàn và hành khách ở hai bên. Trong khi bè cứu sinh bơm hơi hoặc bè cứng phải chứa 25% mỗi bên tàu.
Xuồng có ba loại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, phạm vi ứng dụng và hiệu quả:
Xuồng cứu sinh dạng mở
Loại xuồng này được bố trí ở phía trước lối vào boong trên ở mạn trái và mạn phải.
Đây là loại xuồng đầu tiên được giới thiệu vào thế kỷ 18. Giống như cái tên của nó. Xuồng dạng mở không có mái che và thường được lái bằng tay, động cơ khí nén có thể được sử dụng để đẩy xuồng. Do thiết kế cũ, có rất ít tính năng an toàn và các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt nên xuồng cứu sinh dạng hở đang là loại ít phổ biến nhất hiện nay.
Xuồng cứu sinh dạng đóng
Loại xuồng này được bố trí ở phía trước lối vào boong trên ở mạn trái và mạn phải.
Xuồng dạng đóng là loại xuồng phổ biến nhất được sử dụng trên tàu. Vì chúng được đóng kín giúp cứu thủy thủ đoàn khỏi nước biển, gió mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Hơn nữa, loại xuồng này cũng có thể tự đứng thẳng nếu bị sóng lật. Xuồng dạng đóng còn được phân loại thành xuồng dạng đóng một phần và xuồng dạng đóng toàn phần.
Xuồng cứu sinh dạng đóng một phần
Xuồng được bao bọc một phần bao gồm các lỗ hở ở mạn bên của xuồng. Những lỗ hở này đẩy nhanh việc lên xuồng trong tình huống khẩn cấp.
Xuồng dang đóng một phần thường gặp trên các tàu chở khách và xuồng cung cấp độ bảo vệ cao hơn so với xuồng dạng mở, phần mái che của xuồng có thể gặp lại được giúp người ngồi bên trong xuồng được bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Xuồng cứu sinh dạng đóng toàn phần
Loaị xuồng này được bao bọc hoàn toàn giúp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của thời tiết khắc nghiệt. Sau khi được đưa lên và cố định chắc chắn, xuồng sẽ ngăn nước xâm nhập và cung cấp khả năng sơ tán tàu chìm an toàn hơn.
Xuồng được trang bị xi lanh van cấp không khí và khi đóng tất cả các điểm tiếp cận và lỗ hở, không khí bên trong xuồng phải được giữ an toàn, phù hợp cho việc thở và động cơ phải hoạt động bình thường trong ít nhất 10 phút.
Trong thời gian này, áp suất không khí bên trong thuyền không được thấp hơn áp suất không khí bên ngoài và cũng không được vượt quá áp suất khí quyển bên ngoài quá 20 hPa.
Xuồng dạng đóng toàn phần thường thấy trên tất cả các tàu ngoại trừ tàu khách.
Xuồng cứu sinh dạng rơi tự do
Xuồng dạng rơi tự do được bố trí ở phía sau tàu, tạo khoảng trống tối đa cho việc rơi tự do.
Không giống như các xuồng khác được hạ xuống nước từ mạn tàu, xuồng cứu sinh rơi tự do được thả từ trên cao bằng hệ thống phóng được thiết kế đặc biệt.
Ưu điểm cụ thể của loại xuồng này chính là khả năng phóng gần như ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời mang lại độ tin cậy cao trong mọi điều kiện biển.
Xuồng rơi tự do thường trang bị trên: tàu chở dầu, tàu chở khí, tàu chở hóa chất và tàu chở sản phẩm. Sau đó, ít phổ biến hơn bạn sẽ tìm thấy chúng trên các tàu khác như tàu chở ô tô, tàu chở hàng tổng hợp và tàu container,….
Yêu cầu SOLAS đối với xuồng cứu sinh
- Yêu cầu đối với xuồng của tàu hàng có dung tích 20.000 GT là xuồng phải có khả năng hạ thủy khi tàu đang di chuyển với tốc độ 5 hải lý/giờ.
- Xuồng phải mang theo tất cả các thiết bị được mô tả trong SOLAS có thể được sử dụng để sinh tồn trên biển. Nó bao gồm khẩu phần ăn, nước ngọt, sơ cứu, la bàn, thiết bị phát tín hiệu cấp cứu,…
- Xuồng phải được sơn màu cam sáng quốc tế, có in biển hiệu tàu
- Trạm xuồng phải dễ dàng tiếp cận đối với tất cả thuyền viên trong mọi trường hợp. Các áp phích nâng cao nhận thức an toàn và quy trình hạ xuồng phải được dán tại trạm.
- Các tàu cứu sinh này phải có đủ lực nổi vốn có để nổi ngay cả khi bị ngập một phần với tất cả các thiết bị và hành khách trên tàu.
- Ngoại trừ trường hợp xuồng rơi tự do, nó cần có đủ độ bền để chịu tải trọng va đập khi thả xuống với vận tốc 3,5 m / s từ độ cao 3 m.
- Các cuộc diễn tập thường xuyên phải được thực hiện để đảm bảo rằng các thành viên thủy thủ đoàn của tàu có khả năng hạ thủy tàu với thời gian tối thiểu trong trường hợp khẩn cấp thực sự.
Như một phần không thể thiếu trong hệ thống an toàn trên tàu biển. Nhờ sự kết hợp giữa công nghệ, thiết kế đa dạng và quy chuẩn an toàn cao, xuồng cứu sinh đã và đang trở thành nguời bạn đồng hành không thiếu trên mỗi hành trình biển.
[Có thể bạn quan tâm]: Sự khác biệt giữa xuồng cứu sinh và xuồng cứu hộ